ẢO VÀ THẬT
19 Tháng 02
Đăng bởi:  NGUYỄN VĂN TIẾN

ẢO VÀ THẬT

Làm sao phân biệt ảo và thật ? Ảo và Thật không tuyệt đối khác nhau và không dễ phân biệt như chú...

Làm sao phân biệt ảo và thật ?

Ảo và Thật không tuyệt đối khác nhau và không dễ phân biệt như chúng ta thường nghĩ. Có thể nói, sự khác nhau giữa ảo và thật là đại đồng tiểu dị, nghĩa là bản chất thì giống nhau nhưng biểu hiện thì có khác nhau chút ít.

Hàng ngày chúng ta xem trên truyền hình, chương trình món ngon mỗi ngày, thấy giới thiệu cách chế biến nhiều thứ món ăn, chay có, mặn có. Chúng ta ở bên ngoài chương trình, thấy các món ăn đó chỉ là những hình ảnh ảo trên màn ảnh truyền hình, tuy rằng giống y như thật nhưng không phải thật vì không thể ngửi, nếm, sờ mó, không thể lấy ăn được. Nhưng đối với người đang thực hiện chương trình đó (ví dụ đầu bếp Thu Hà và người dẫn chương trình Minh Châu) thì đó là những món ăn thật, họ có thể ngửi nếm, cầm nắm và lấy ăn được.

Như vậy vô hình trung chúng ta lấy 3 giác quan mũi, lưỡi, thân (cơ thể, bàn tay) làm chuẩn để phân biệt thật giả, còn 3 giác quan kia là mắt, tai, bộ não thì có thể nhầm lẫn. Mắt thấy, tai nghe, não nhận thức cũng chưa đáng tin (vì khán giả vẫn thấy, vẫn nghe, vẫn cảm nhận được sự ngon lành của các món ăn). Chỉ có mũi ngửi, lưỡi nếm, miệng ăn, răng nhai, cơ thể tiêu hoá và tăng trưởng mới đáng tin cậy để cho rằng thật hay giả.

Nhưng đừng quên rằng trong giấc chiêm bao, chúng ta có thể vẫn ăn uống, ngửi nếm, thậm chí yêu đương, làm tình với người yêu cũng có đầy đủ các cảm giác như thật. Trong một bài thơ Đường của Kim Xương Tự, người thiếu phụ rất tức giận vì mấy con chim hoàng oanh cất tiếng hót làm nàng giật mình thức giấc, tan vỡ giấc mộng ngọt ngào sum họp với chồng tại chiến trường Liêu Tây :

Nói tóm lại, dùng 3 giác quan mũi, lưỡi và cơ thể làm tiêu chuẩn để phân biệt thật ảo cũng không chắc là chính xác, dù có sờ mó, ngửi nếm, cơ thể có tiêu hoá tăng trưởng được, cũng vẫn là ảo như thường, như trong giấc mộng người ta có thể cảm thấy.

Ngày nay khoa vật lý lượng tử đã có hiểu biết rõ ràng, cảm giác về màu sắc hay về sự cứng chắc của vật chất (kiên bạch 堅白)chỉ là tưởng tượng mà thôi, là cảm giác của con người gán cho vật chứ không phải vật tự có sẵn những tính chất đó. Các nhà khoa học uy tín trên thế giới đã nói khá rõ ràng về nguồn gốc của thế giới vật chất, đó là sóng phi vật chất, một dạng sóng không phải vật chất nhưng có khả năng biến thành vật chất qua cảm nhận của cơ thể sinh vật, đặc biệt nhất là qua bộ não của con người. Làm cách nào mà sóng phi vật chất lại có thể biến thành vật chất cứng chắc trong không gian 3 chiều ? Sự biến đổi đó đã được khảo sát tường tận dựa vào nguyên lý toàn ảnh được mô tả trong video clip sau :

Ý nghĩa khoa học của toàn ảnh là muốn nói rằng thế giới đời thường mà chúng ta đang sống trong các thành phố, làng mạc hay núi rừng cũng chỉ là một thế giới ảo mà thôi. Các dữ liệu vô hình, phi vật chất dạng sóng, có thể biến thành vật chất hữu hình cứng chắc, từ trường thống nhất (unified field), giống như một toàn ảnh có thể phóng hiện ra ngoài không gian ba chiều theo nguyên lý toàn ảnh. Việc phát hiện tiếng ồn toàn ảnh năm 2012 càng chứng tỏ vũ trụ có bản chất là số (digital) có nghĩa vũ trụ chỉ là thông tin, là thức (vạn pháp duy thức), là ảo.

Tại sao cả vũ trụ chỉ là ảo ?

Bởi vì như Phật giáo đã nói từ ngàn xưa, các pháp không có tự tính, nghĩa là các tính chất đặc trưng của vật không phải tự nó vốn có, mà là do chúng sinh, con người, gán ghép cho nó, nghĩa là tưởng tượng mà thôi. Nhưng không phải là tưởng tượng khơi khơi, mà là tưởng tượng có cơ sở rất vững chắc. Giống như những gì chúng ta thấy trên màn hình vi tính, tất cả đều là ảo, là tưởng tượng, nhưng theo một qui tắc, trật tự rất nghiêm nhặt, theo một cấu trúc hết sức chặt chẽ. Cơ sở của dữ liệu thông tin chỉ là đóng hay ngắt mạch điện. Đóng mạch được qui ước là số 1, ngắt mạch là số 0. Chỉ với hai cơ số 0 và 1, người ta tạo ra thế giới ảo trong không gian hai chiều, nhưng cái mà chúng ta thấy là văn chương, thi ca, báo chí, hình ảnh, âm thanh, nhạc, video, vô cùng sống động, vô cùng phong phú. Các pháp không có tự tính thấy rất rõ trong ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết của con người vốn không có ý nghĩa, tất cả ý nghĩa là do con người gán ghép cho ngôn ngữ, là thói quen tâm lý mà thôi. Năm 1982, trong thí nghiệm đầu tiên áp dụng bất đẳng thức Bell để nghiên cứu về hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) do Alain Aspect tiến hành tại Paris, đã xác nhận rằng hạt photon không có sẵn những tính chất đặc trưng như khối lượng, điện tích, số spin. Những đặc trưng này chỉ phát sinh khi người khảo sát đo đạc nó và gán ghép cho nó mà không hề hay biết. Đặc điểm này của vật gọi là phi hiện thực (non realism) tức vật không có thật. Vật còn một đặc điểm nữa là bất định xứ (non locality) tức không có vị trí nhất định trong không gian, hay nói cách khác không gian không có thật. Năm 2012, trong thí nghiệm của Maria Chekhova tại đại học Moscow, người ta còn phát hiện đặc điểm thứ ba của vật là phi số lượng (non quantity) nghĩa là một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí hay nhiều hơn nữa, khác nhau trong không gian, khiến cho chúng ta tưởng là có 100.000 hạt hay nhiều hơn nữa.

Phương pháp toàn ảnh có thể dựng một người đã chết sống dậy, đi đứng nói năng y như lúc còn sống. Và xa hơn nữa, cả vũ trụ, cả thế giới vật chất của chúng ta có thể cũng chỉ là toàn ảnh, nghĩa là một thực tại ảo.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Nếu con người có thể điều khiển được Trường thống nhất thì sẽ có thể phục hồi hoàn toàn quá khứ cũng như nhảy tới tương lai của hàng ngàn năm sau. Nghĩa là có thể tái tạo thời đại Hùng Vương hay thời đại Lý Trần với tất cả con người của những thời đại ấy, họ đang sống, đang làm việc hay đang chiến tranh, và chúng ta có thể gặp họ khi hội đủ điều kiện. Hiện nay con người có thể dựng một cuốn phim về quá khứ, nhưng chưa có khả năng tái tạo hoàn toàn quá khứ. Đó là vì khả năng còn hạn chế, chứ không phải là việc đó không thể làm được. Bởi vì tất cả chỉ là ảo thì không việc gì là không thể làm được. Chúng ta có thể giống như Lưu Thần và Nguyễn Triệu, lạc vào cõi Thiên Thai, một ngày ở đó dài bằng mấy năm trên trần gian.

Các nhà đặc dị công năng hiện đại như Trương Bảo Thắng, Hầu Hi Quý đã biểu diễn cho chúng ta thấy những điều rất thần kỳ, rất khó tưởng tượng nổi, nhưng thực ra cũng không có gì lạ, bởi vì vật vốn là ảo thì làm gì mà chẳng được, cũng giống như hiện nay chúng ta có thể chế tác âm thanh, video, dựng phim, truyền thông tin đi khắp thế giới một cách nhanh chóng, dễ dàng nhờ vào computer và mạng internet. Cái hạn chế của tin học hiện nay là còn lệ thuộc quá nhiều vào phần cứng (hardwares), như cần phải có computer, laptop, điện thoại, mạng internet bằng cáp quang, các thiết bị thông tin, viễn thông…Trong khi đó Đức Phật A Di Đà hoàn toàn không dùng tới hardwares, chỉ dùng softwares thôi, tức là dùng nguyện lực của Tâm để tạo ra thế giới Tây phương Cực lạc vô cùng rộng lớn, vô lượng quang, vô lượng thọ. Bồ Tát Quán Thế Âm cũng hoàn toàn không dùng hardwares, chỉ dùng softwares thôi, tức là dùng sức mạnh tâm linh để cứu những người có duyên lành như Vân Sơn và những người đi cùng thuyền với anh thoát khỏi chết đuối.

Cả tam giới đều là ảo, vậy cái gì là thật ?

Cái thật có những đặc điểm là không sinh ra, không mất đi, không biến đổi, không lệ thuộc vào không gian, thời gian và số lượng, không có hình tướng. Tâm có những đặc điểm như thế nên chúng ta tạm nói Tâm là thật. Nhưng tất cả những đặc điểm ấy cũng là do con người gán ghép vào, chứ “Tâm như hư không vô sở hữu” cũng không có đặc điểm gì ráo trọi. Vật không thật sự có đặc điểm gì cả, Tâm cũng vậy. Thế thì Tâm và Vật vốn đồng (đại đồng) nhưng cũng có tiểu dị, Vật thì có hình tướng (mặc dù hình tướng đó là do tưởng tượng) còn Tâm thì không có hình tướng. Tâm và Vật đã đồng nên có thể nói Tâm là Vật, Vật là Tâm. Đó chính là ý nghĩa vạn pháp duy tâm của Phật giáo, tất cả vũ trụ vạn vật đều là do Tâm tạo.

Đến đây thì có thể nói ảo là thật, thật là ảo, không thể nào phân biệt được cái gì là thật, cái gì là ảo nữa. Đây là ý nghĩa bất nhị của Phật giáo. Tâm và Vật không phải là hai (đại đồng) nhưng cũng không phải là một (tiểu dị) bởi vì tâm sờ mó không được, ăn uống, nếm ngửi không được, tiêu hoá không được, còn vật thì ngược lại. Tâm và Vật là hai mặt của một thực tại bất nhị không thể khẳng định là thật hay ảo, những lời phát biểu ra đều không có nghĩa thật, vì chỉ mô tả được một mặt và luôn mâu thuẫn với mặt kia. Ví dụ nói vật là ảo nhưng ta cảm thấy mâu thuẫn không thể tin nổi, vì cái nhà ta đang ở, cái xe ta đang đi, những đồ vật ta đang sử dụng, cơm và thực phẩm ta ăn đều là thật cả. Còn nếu nói vật là thật thì mâu thuẫn với những điều khoa học lượng tử đã nghiên cứu rất tường tận, mâu thuẫn với những chứng nghiệm rất sâu xa mà bậc giác ngộ như Đức Phật đã thân chứng và nói ra, mâu thuẫn với những thực nghiệm của các nhà đặc dị công năng hiện đại. Nếu cái bàn là thật thì nó không thể tuỳ tiện tuân theo ý niệm của Hầu Hi Quý, biến mất khỏi nhà của ông tỉ phú Hong Kong Lý Gia Thành (Li Ka-Shing) và xuất hiện trong văn phòng của ông ta. Nếu cái bàn là thật thì nó không thể tự động xuất hiện trong đại sảnh với đầy đủ ly, tách, muỗng, đũa, trước mắt của hai nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc là phó chủ tịch nước Vương Chấn và phó thủ tướng Dư Thu Lý, khiến hai ông sững sờ kinh ngạc, và vui mừng chụp hình chung với Hầu Hi Quý, coi ông ta là quốc bảo.

LanhdaoTQ copy

 

Từ trái qua phải : Hầu Hi Quý, Lương Quảng Đại (chủ tịch TP.Châu Hải), Phó chủ tịch nước Vương Chấn, Phó thủ tướng Dư Thu Lý. Hình chụp ngày 14-12-1989.

Tóm lại, vũ trụ vạn vật là ảo hay là thật chỉ là một khái niệm tương đối do chúng ta gán ghép ý nghĩa cho nó, chứ tự nó thì không phải ảo cũng không phải thật, không là gì cả mà cũng là tất cả. Ý thức của chúng ta như đứa trẻ con, bi bô nói thế giới là thế này, thế giới là thế kia, nhưng không thể diễn tả hết được và cũng không thể đúng được. Mặc dù đứa trẻ đó có thiên tài, có thể chế tạo xe hơi, tàu thuỷ, tàu ngầm, máy bay, phi thuyền không gian, thiết bị viễn thông…nhưng nó như người mù sờ voi không thể nào biết toàn thể sự thật, và cuộc đời của nó vẫn bất hạnh, nó không thể làm chủ được số phận của mình, trôi lăn trong sinh tử luân hồi, chịu đủ mọi thứ khổ sở như bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, áp bức, bất công, tham nhũng. Nếu nó chịu buông bỏ hết mọi thứ khái niệm, mọi thứ học thuyết, mọi định luật khoa học, đơn giản chỉ là “tâm như hư không vô sở hữu” đã có sẵn từ bao đời, thì nó có cả tam giới bao trùm cả quá khứ, hiện tại, tương lai, mà không cần cái ngã cố chấp và các pháp tưởng tượng là có thật, hay cho là

Viết bình luận của bạn:
Zalo
Chuyên Gia Tư vấn Tử Vi Phong Thủy Chú Tiến Ngạn