TU HÀNH THEO TỔ SƯ THIỀN LÀ GÌ ?
19 Tháng 02
Đăng bởi:  NGUYỄN VĂN TIẾN

TU HÀNH THEO TỔ SƯ THIỀN LÀ GÌ ?

Chúng ta trở lại một khái niệm hết sức cơ bản : Tu hành theo Phật giáo là thế nào ? Phật giáo có ...

Chúng ta trở lại một khái niệm hết sức cơ bản : Tu hành theo Phật giáo là thế nào ? Phật giáo có rất nhiều kinh điển đáp ứng cho rất nhiều căn cơ trình độ khác nhau. Một tuyên thuyết phổ biến là Phật giáo có tới 84.000 pháp môn tức là cửa vào đạo hay phương pháp tu hành, cả phương tiện và cứu cánh đều khác nhau. Điều đó khiến cho hành giả nhiều lúc bối rối, không biết tu hành là thế nào.

Có người cho là tu hành tại gia là giữ ngũ giới. Đối với người xuất gia, tỳ kheo tu hành là giữ 250 giới, đối với tỳ kheo ni tu hành là giữ 348 giới. Ngoài ra cả người tại gia và người xuất gia hàng ngày ăn chay, tụng kinh, gõ mõ, niệm Phật, niệm chú… đó là tu hành.

Có người cho rằng tu hành là suốt ngày niệm Nam Mô A Di Đà Phật để cầu vãng sanh về cõi Tây phương Cực lạc. Hoặc tu hành là niệm chú Án Ma Ni Bát Mi Hồng (唵嘛呢叭咪吽= Om Mani Padme Hūm= Om, ngọc quý trong hoa sen, Hūm) là một câu chân ngôn gốc tiếng Phạn được mệnh danh là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn để đạt tới Niết bàn.  

Có người cho rằng tu hành là tụng kinh gõ mõ, tung kinh tức là tu, tụng tới đâu tâm quán chiếu tới đó nhất là tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Chẳng hạn tụng QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH. Khi tụng câu đó thì hành giả nghĩ tới Quán Thế Âm Bồ Tát khi dùng trí bát nhã quán quán chiếu thế giới thì thấy năm tập hợp Sắc Thọ Tưởng Hành Thức đều là không, thế giới là không có thật thì tất cả mọi khổ ách đều là ảo tưởng không có thật nên hành giả thoát khỏi mọi khổ ách. Hành giả cứ tụng và quán chiếu như thế lâu ngày thì tin rằng thế giới không có thật nên phá được chấp thật và hễ phá được chấp thật thì thoát được khổ ách. Thực nghiệm cũng đúng như thế. Chẳng hạn khi Trương Bảo Thắng hoàn toàn tin tưởng rằng anh ta có thể dùng tâm niệm để lấy một trái táo ra khỏi một thùng sắt mà nắp đã bị hàn kín, thế là anh ta làm được điều đó trước mặt nhiều nhà khoa học và lãnh đạo TQ. Anh ta cũng có thể đi xuyên qua tường không cần mở cửa.

Sức mạnh là nằm ở niềm tin, tin càng vững chắc bao nhiêu thì sức mạnh càng lớn bấy nhiêu. Y học đã dựa vào điều này để tạo ra giả dược (placebo) dùng để trị bệnh cũng có hiệu quả. Robert Buckman (Anh), bác sĩ ung thư lâm sàng và giáo sư y khoa, đã kết luận rằng: “Hiệu ứng placebo là những phương thức điều trị đặc biệt dường như có tác dụng đối với hầu hết mọi triệu chứng mà con người biết đến và hoạt động ở ít nhất 30% số bệnh nhân và đôi khi lên đến 60%. Thuốc giả dược không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng cũng như quá liều. Đây được coi là loại thuốc hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất trong dược điển của thế giới

Cũng có người cho tu hành là ngồi thiền. Ngồi tham thiền quán tưởng nhiều cảnh giới như sinh lão bệnh tử hay thành trụ hoại không hoặc các cảnh giới sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Hoặc tu ngũ định : Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng định, Diệt tận định.

Nói chung tu hành là hành giả áp dụng nhiều cách, nhiều phương tiện khác nhau để đi đến giác ngộ giải thoát mọi khổ ách, làm chủ được chính mình.

Làm chủ được chính mình là thế nào ? Mình là ai ? Câu hỏi này đặt ra vấn đề rất cơ bản mà từ vấn đề cơ bản này nó sẽ chia kinh điển Phật giáo ra làm hai loại :

Bất liễu nghĩa : Tức là ý nghĩa của kinh chỉ là phương tiện dẫn dắt từ từ chứ chưa đạt tới cứu cánh. Cứu cánh là giác ngộ nhưng ai giác ngộ ? Bất liễu nghĩa giả định là có chúng sinh, có con người, có hành giả và hành giả giác ngộ chứng được các quả vị như A La Hán, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Hoặc hành giả vãng sanh đến cõi Tây phương Cực lạc.

Liễu nghĩa : Tức ý nghĩa cứu cánh. Thật ra cứu cánh thì không còn ý nghĩa. Mọi ý nghĩa đều là vọng tưởng, là tưởng tượng, không có thật. Pháp Bảo Đàn Kinh nói : 圣凡等等都只是用概念语言所分割的有限性,它们远非 (thánh phàm đẳng đẳng đô chỉ thị dụng khái niệm ngữ ngôn sở phân cát đích hữu hạn tính, tha môn viễn phi chân thật = bậc thánh và phàm phu đều chỉ dùng ngôn ngữ khái niệm phân tích có tính hữu hạn, những lời nói đó là xa rời thực tại). Chẳng hạn Kinh Đại Bát Nhã nói 無生法忍 (Vô Sinh Pháp Nhẫn =anutpattika-dharma-kṣānti) tức là các pháp bất biến không có sinh khởi, cũng có nghĩa ngã và pháp đều là không. Vậy thì ai là người giác ngộ, giác ngộ cái gì ? Tất cả đều không có nghĩa thật. Tất cả mọi cảnh giới đều là thế lưu bố tưởng 世流布想 không có thực thể.

Sở dĩ Phật bày ra nhiều phương tiện, nhiều cách thức tu hành là dựa vào tập khí vọng chấp của chúng sinh, dựa vào căn cơ khác nhau của chúng sinh, nên Phật có ngũ thừa thuyết pháp.

Bây giờ chúng ta trở lại với câu hỏi Tu hành theo Tổ Sư Thiền là gì ? Tổ Sư Thiền là pháp môn tối thượng thừa. Nó không dừng lại ở nghĩa phương tiện như bên giáo môn. Do đó mới có tông chỉ :

教外别传 Giáo ngoại biệt truyền Truyền pháp ngoài giáo điển

不立文字 Bất lập văn tự                Không lập văn tự kinh sách

直指人心 Trực chỉ nhân tâm        Chỉ thẳng tâm người

见性成佛 Kiến tánh thành Phật   Thấy tánh thành người giác ngộ

Tông chỉ này do Bồ Đề Đạt Ma 菩提達磨 (Bodhidharma ?-532) Tổ thứ 28 của Thiền Ấn Độ đồng thời là Tổ thứ nhất của Thiền TQ, nêu ra.

Giáo ngoại biệt truyền tức là lấy tâm truyền tâm. Thầy đã ngộ tâm là nguồn gốc của vũ trụ vạn vật, chỉ thẳng cho đệ tử trực tiếp ngộ cái tâm đó không nhất thiết qua văn tự hay lời nói. Không lập ra kinh sách để truyền đạo bởi vì kinh sách không có nghĩa thật, lời lẽ trong kinh sách dễ bị người đời hiểu lầm là chân lý, thực tế thì không phải. Cái cần thấy cần ngộ là tâm bản nguyên. Nó vô hình, vô thể, không phải thật mà cũng chẳng phải giả nên không thể nắm bắt, không thể khẳng định. Ông thầy dùng phương tiện đúng thời đúng lúc đúng căn cơ (khế hợp căn cơ契合根基) để chỉ cho học trò hoát nhiên thấy cái tâm đó gọi là đốn ngộ. Thấy tức là giác ngộ (thành Phật). Giác ngộ thì không còn chấp cái ta là có thật nữa, không còn chấp các pháp (Vũ trụ vạn vật, kể cả Thượng Đế, Trời, Phật, Đạo, Phật pháp, là có thật nữa).

Nói bất lập văn tự ý nói không cố chấp văn tự, chứ không phải hoàn toàn phế bỏ văn tự lời nói, các bậc giác ngộ vẫn dùng văn tự lời nói như một loại phương tiện. Trong Tổ Sư Thiền thì văn tự lời nói không được coi trọng quá mức, nhưng vẫn có sử dụng. Bằng chứng là chính Bồ Đề Đạt Ma cũng có trứ tác bộ sách :

《少室六門》Thiếu Thất Lục Môn. 佛语词汇解释:【少室】(地名)为嵩岳之别峰 Phật ngữ từ hối (từ điển) giải thích : Thiếu Thất là địa danh, tên của một ngọn núi thuộc Tung Sơn. Nó nằm ở  phía tây dãy Tung Sơn, một trong Ngũ nhạc (5 dãy núi lớn ở TQ).

Cầu Tác Kiều trên núi Thiếu Thất thuộc Tung Sơn

Thiếu Thất là nơi cư trú của Bồ Đề Đạt Ma, ở đó có chùa Thiếu Lâm nổi tiếng. Thiếu Thất Lục Môn là 6 cửa vào núi Thiếu Thất gồm có :

A.《心經頌》Tâm Kinh Tụng. Bồ Đề Đạt Ma soạn ra bài tụng dựa vào Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Đoạn mở đầu như sau :

我本求心心自持 Ngã bổn cầu tâm tâm tự trì   Ta vốn cầu tâm tâm tự duy trì

求心不得待心知 Cầu tâm bất đắc đãi tâm tri   Cầu tâm không được đợi tâm biết

佛性不從心外得 Phật tính bất tòng tâm ngoại đắc  Phật tính không có ở ngoài tâm

心生便是罪生時 Tâm sinh tiện thị tội sinh thì  Tâm sinh thì tội cũng cùng sinh

我本求心不求佛 Ngã bổn cầu tâm bất cầu Phật Ta vốn cầu tâm không cầu Phật

了知三界空無物 Liễu tri tam giới không vô vật   Biết rõ tam giới chẳng có vật gì

若欲求佛但求心 Nhược dục cầu Phật đãn cầu tâm Nếu muốn cầu Phật chỉ là cầu tâm

只這心心心是佛 Chỉ giá tâm tâm tâm thị Phật   Chỉ cái tâm này là Phật mà thôi

B.《破相論》Phá Tướng Luận. Bồ Đề Đạt Ma phá sự chấp trước về hình tướng qua hình thức vấn đáp :
問曰:若復有人志求佛道者,當修何法最為省要?

Hỏi : Nếu có người có chí cầu Phật đạo thì nên tu pháp nào là tỉnh giác nhất ?

答曰:唯觀心一法,總攝諸法,最為省要

Đáp : Chỉ có một pháp là quán tâm, là nắm chung tất cả các pháp, đó là cách tỉnh giác nhất

C.《二種入》Nhị Chủng Nhập còn có tên「達磨二入四行觀」Đạt Ma Nhị Nhập Tứ Hành Quán (2 cách vào đạo và 4 pháp hành quán của Đạt Ma).

二種入:一是理入,二是行入 Nhị chủng nhập : Nhất thị lý nhập, nhị thị hành nhập. (2 cách vào đạo, một là dùng lý để vào, hai là dùng thực hành để vào. Dùng lý để vào, đó là Như Lai Thiền. Dùng thực hành để vào, đó là Tổ Sư Thiền. Tứ Hành Quán bao gồm :

一 報冤行 1/Báo Oan Hành (hành động khi gặp oan trái) 經曰: 逢苦不憂,何以故,識達故 Kinh viết : Phùng khổ bất ưu, hà dĩ cố, thức đạt cố. (Gặp khổ không lo, tại sao thế ? Vì hiểu rõ ngọn nguồn)

  隨緣行  2/Tùy Duyên Hành (hành động tùy duyên) 眾生無我,並緣業所轉,苦樂齊受,皆從緣生
Chúng sinh vô ngã, tịnh duyên nghiệp sở chuyển, khổ lạc tề thọ, giai tòng duyên sinh (Chúng sinh vô ngã đều do duyên nghiệp mà tạo thành, khổ vui đều xem như nhau, đều là do duyên mà sinh khởi).

 無所求行  3/Vô Sở Cầu Hành (hành động không có lòng mong cầu) 智者悟真,理將俗反,安心無為,形隨運轉  Trí giả ngộ chân, lý tương tục phản, an tâm vô vi, hình tùy vận chuyển (Người trí ngộ được thực tế, lý lẽ trái với thế tục, an tâm không làm theo tư dục, hình tướng tùy duyên nghiệp mà chuyển biến).

四  稱法行 4/Xứng Pháp Hành (hành động tương xứng với pháp) 性淨之理,目之為法  Tính tịnh chi lý, mục chi vô pháp (tính lý của vạn pháp là thuần nhất, vô phân biệt nên mắt (người trí) xem như không có pháp, không có vật gì cả. Pháp là không nên hành giả không cần phải bị pháp sai khiến, cứ tùy duyên mà hành động, không cần phải lo buồn.

Nguyên tử không phải là vật. Đó là nhận định của nhà khoa học Đức Werner Heisenberg : “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật). Các hạt cơ bản của vật chất chỉ là hạt ảo. Nguyên tử cũng không phải là vật nên thế giới vật chất cũng chỉ là ảo hóa.
D.《安心法門》An Tâm Pháp Môn, bài giảng này trích từ Liên Đăng Hội Yếu聯燈會要

迷時人逐法 Mê thời nhân trục pháp  Lúc mê người đuổi theo pháp

解時法逐人 Giải thời pháp trục nhân  Lúc ngộ pháp đuổi theo người

解時識攝色 Giải thời thức nhiếp sắc  Lúc ngộ thức làm chủ sắc

迷時色攝識 Mê thời sắc nhiếp thức  Lúc mê sắc làm chủ thức

但有心分別計校自心現量者 Đãn hữu tâm phân biệt kế giáo tự tâm hiện lượng giả

Chỉ vì có tâm phân biệt suy tính tự tâm mình tạo ra sự kiện hiện tượng

悉皆是夢 Tất giai thị mộng  Đều là mộng huyễn

若識心寂滅 Nhược thức tâm tịch mịch Nếu cái tâm phân biệt tĩnh lặng

無一切念處 Vô nhất thiết niệm xứ  Không có bất cứ niệm nào

是名正覺 Thị danh chánh giác Đó gọi là chánh giác

Tóm lại trong pháp môn an tâm này Đạt Ma nói tất cả các pháp đều là mộng huyễn không có thật, đều do tâm tưởng tượng ra (tự tâm hiện lượng 自心現量) nên người giác ngộ không đuổi theo pháp mà pháp đuổi theo người. Thí dụ ta không cần lao tâm khổ tứ kiếm tiền nhưng khi cần thì tiền tự đến với ta, bởi vì bản tâm có sức mạnh vô cùng lớn, có khả năng làm gì cũng được, khi ta đã phá bỏ chướng ngại giữa ta và tâm (câu thông) thì tâm biết ta cần gì và đáp ứng đúng lúc. Ý nghĩa của pháp môn an tâm là như vậy.

E.《悟性論》Ngộ Tính Luận, bài giảng này do sa môn Thích Tông Kính釋宗鏡 ở chùa Hoa Nghiêm Du Châu渝州華嚴寺, khắc bản. Du Châu ngày nay thuộc thành phố Trùng Khánh.

夫道者;以寂滅為體。Phù đạo giả, dĩ tịch diệt vi thể  Đạo lấy tịch diệt  làm thể

修者;以離相為宗。Tu giả, dĩ ly tướng vi tông  Người tu lấy việc không chấp tướng làm tông

故經云:寂滅是菩提,滅諸相故。Cố kinh vân : Tịch diệt thị bồ đề, diệt chư tướng cố  Vì vậy kinh nói : Tịch diệt là bồ đề (giác ngộ) phá bỏ các hình tướng (không phân biệt). Phân biệt chủng tộc, phân biệt quốc tịch chỉ là giả tạm, là mê lầm. Kể cả phân biệt thiện ác, tốt xấu cũng là điên đảo mộng tưởng.

佛者覺也;人有覺心,Phật giả giác dã, nhân hữu giác tâm  Phật tức là giác ngộ, mọi người đều có tâm giác ngộ.

得菩提道,故名為佛  Đắc bồ đề đạo, cố danh vi Phật  Chứng được đạo giác ngộ thì gọi là Phật

F.《血脈論》Huyết Mạch Luận, bài giảng này cũng do sa môn Thích Tông Kính釋宗鏡 ở chùa Hoa Nghiêm Du Châu渝州華嚴寺, khắc bản. Du Châu ngày nay thuộc thành phố Trùng Khánh.

三界混起,同歸一心,Tam giới hỗn khởi, đồng qui nhất tâm  Tam giới xuất hiện hỗn độn mênh mông đồng qui về một tâm. Ý nói tâm là nguồn gốc của tam giới.

前佛後佛,以心傳心,不立文字。Tiền Phật hậu Phật dĩ tâm truyền tâm, bất lập văn tự  Phật trước Phật sau lấy tâm truyền tâm không cần kiến lập ngôn ngữ văn tự

問曰:若不立文字,以何為心?Vấn viết : nhược bất lập văn tự dĩ hà vi tâm  Hỏi : nếu không lập văn tự thì lấy gì để làm tâm.

答曰:汝問吾即是汝心,Đáp viết : Nhữ vấn ngô tức thị nhữ tâm  Đáp : Ngươi hỏi ta tức là tâm ngươi

吾答汝即是吾心。Ngô đáp nhữ tức thị ngô tâm  Ta trả lời ngươi tức là tâm ta

吾若無心因何解答汝? Ngô nhược vô tâm nhân hà giải đáp nhữ ?  Nếu ta không có tâm thì dựa vào cái gì mà trả lời ngươi. (Tâm của ta, tâm của ngươi chỉ là giả lập).

Bài giảng này nói rằng mỗi người, mỗi chúng sinh, thậm chí vật vô tri (thọ giả tướng trong tứ tướng : ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả) đều có tâm, tâm đó là giả lập, tất cả đều qui về một tâm, đó là tâm bản nguyên cũng tức là Phật tánh. Duy Thức học nói Tâm là 8 thức. Thức là thông tin chưa có đặc trưng, đặc tính, đặc điểm. Tùy nghiệp tức tùy theo tập khí, thói quen của mỗi chúng sinh mà gán ghép các đặc tính vào để thành ra hình tướng, cảnh giới. Ví dụ người xưa nói : nam tu nữ nhũ 男鬚女乳 (đặc trưng của nam là râu, đặc trưng của nữ là vú) những đặc trưng đó là giả lập gán ghép để phân biệt ra nam nữ.  Do tập khí mà con người sinh ra là nam hay nữ. Hình tướng sẽ thay đổi theo tập khí chứ không phải cố định, bất biến. Như vậy nam có thể biến thành nữ và ngược lại.

Chẳng hạn thời Bắc Tống, Huỳnh Đình Kiên 黃庭堅(1045-1105) tự là Lỗ Trực 鲁直,hiệu là Sơn Cốc Đạo Nhân 山谷道人người Hồng Châu 洪州 (nay thuộc tỉnh Giang Tây, thành phố Cửu Hồng 九江, huyện Tu Thủy 修水). Ông là thi nhân trứ danh thời Bắc Tống, thi đậu tiến sĩ năm 1067, từng được bổ nhậm chức Tri huyện Thái Hòa thuộc Cát Châu (nay là huyện Thái Hòa泰和县 tỉnh Giang Tây. Kiếp trước ông là người nữ, kiếp sau biến thành nam tức Huỳnh Đình Kiên.

Một trường hợp tái sinh khác cũng xảy ra ở TQ thời hiện đại. Một người đàn ông ở thôn Mã Gia Than 马家滩 thuộc tỉnh Hà Bắc tên là Trương Phúc Đại 张福大 có vợ và sinh được 2 con, 1 trai, một gái, con trai cả tên là Trương Cát Lâm 张吉林 là công nhân mỏ than tại núi Thạch Thiên.  Ngày 29-11-1977 ông Đại qua đời vào lúc 57 tuổi và tái sinh thành bé gái Chiết Quốc Nga折国娥 ra đời tháng 3-1978 tại huyện Mỗ某县thôn Đông Tháp东塔. Cô Nga kể lại :  kiếp trước ông Đại chết, thấy người ta liệm thi thể mình, sau đó không thể đi đâu được, chỉ quanh quẩn trong thôn. Bốn tháng sau vào một buổi tối, ông thấy mình ngồi lên một chiếc xe quá giang đến thôn Đông Tháp, bất giác không tự chủ đi vào nhà họ Chiết, đúng vào lúc bà Chiết sinh con, thế là ông chuyển kiếp thành con gái là Chiết Quốc Nga. Năm 1989, Chiết Quốc Nga 11 tuổi, vào ngày sinh nhật con của Trương Cát Lâm, Nga bận đi học không thể đến dự được, bèn làm một cái vòng bằng chỉ hồng để chúc lành và nói : “Ông cho con chiếc vòng, chúc cháu nội của ta sức khỏe bình an” và nhờ người cậu chuyển quà tặng.

1/Chiết Quốc Nga và con trai đời trước Trương Cát Lâm, 2/Trương Phúc Đại, 3/Chiếc Quốc Nga lúc 24 tuổi 

Kết luận

Tổ Sư Thiền có nguồn gốc từ Phật Thích Ca. Phật truyền pháp cho đại đệ tử Maha Ca Diếp qua sự kiện niêm hoa vi tiếu 拈花微笑 (cầm cành hoa mỉm cười), đó là sự kiện lấy tâm truyền tâm đầu tiên. Đến Tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma菩提達磨 (Bodhidharma), ông đi sang TQ. Ban đầu ông đến Kiến Khang建康 (nay là Nam Kinh) thủ đô của nhà Lương, gặp Lương Võ Đế, nhưng nhân duyên hoằng pháp chưa đủ. Ông bèn đến chùa Thiếu Lâm, núi Thiếu Thất trên dãy Tung Sơn. Nơi đây, Bồ-đề-đạt-ma thực hành thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói. Sau đó mới truyền Đạo Thiền. Đạt Ma truyền cho Huệ Khả慧可 (487-593) làm Nhị Tổ. Huệ Khả truyền cho Tăng Xán僧璨 (?-606) làm Tam Tổ. Tăng Xán truyền cho Đạo Tín道信 (580-651) làm Tứ Tổ. Đạo Tín truyền cho Hoằng Nhẫn弘忍 (602 – 675) làm Ngũ Tổ. Hoằng Nhẫn truyền cho Huệ Năng慧能 (638-713) làm Lục Tổ. Sau đời Huệ Năng Thiền TQ không chính thức truyền y bát [bộ y phục này là cà sa Tăng-già-lê (Samghati) do Phật Thích Ca khoác lên người Ca Diếp tại tháp Đa Bảo- theo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa-  và lưu tuyền qua nhiều đời Tổ] cũng không chính thức truyền cho ai làm Tổ thứ bảy nữa, mà Thiền đại hưng thịnh có rất nhiều người giác ngộ.

Có một truyền thuyết liên quan đến vị Tổ thứ nhất của Thiền Ấn Độ :

Phật có phó chúc cho Maha Ca Diếp không nhập niết bàn, tiếp tục sống để đợi Phật vị lai là Di Lặc nên Ca Diếp có phát nguyện rằng xác thân của mình cũng như chiếc cà sa của Phật ban sẽ không hư hoại. Ca Diếp là người giữ kỷ lục nhập định lâu nhất của con người trên thế gian. Thiền sử ghi :

在佛陀時代,摩訶迦葉、君屠缽歎、賓頭盧、羅睺羅皆受佛囑託,不入涅槃。《增一阿含經》卷四十四、《彌勒下生經》卷一云:「大迦葉亦不應般涅槃。」而《付 法藏因緣傳》、《大唐西域記》亦記大迦葉在雞足山入定,發願身至彌勒成佛,令不朽壞,所以他至今仍在定中,是娑婆世界入定最久的記錄保持者。

Trong thời đại của Đức Phật, Ma Ha Ca Diếp, Quân Đồ Bát Thán (Kundopadhaniya), Tân Đầu Lô (Pindola), La Hầu La, đều nhận lãnh lời Phật phó thác, là không nhập Niết Bàn. “Tăng Nhất A Hàm Kinh” quyển 44, “Di Lặc Hạ Sinh Kinh” quyển 1, nói : “Đại Ca Diếp cũng không về cõi Niết Bàn” mà các quyển “Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện”, “Đại Đường Tây Vực Ký” đều ghi Đại Ca Diếp nhập định tại núi Kê Túc (Kukkuṭapādagiri hay còn gọi là Tôn túc sơn Gradhakutanay thuộc bang Bihar, Ấn Độ, gần thành Vương Xá –Rājagaha-  của nước Ma Kiệt Đà- Magadha- xưa) phát nguyện giữ thân cho đến khi Di Lặc thành Phật, khiến thân không bị hư hoại, vì vậy cho đến ngày nay, ông vẫn còn nhập định tại núi Kê Túc, là người bảo trì được thân thể lâu kỷ lục trong cõi ta bà thế giới này. 

Ngài Ma-ha Ca-diếp về sau lại trao y bát của mình cho A-nan-đà. Tục lệ truyền thụ này tiếp tục trên đất Ấn cho đến tổ thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma (470-543), tức là đã kéo dài một ngàn năm sau khi Phật tịch diệt. Khi Bồ-đề-đạt-ma sang truyền giáo ở Trung quốc, ngài lại trở thành vị tổ thứ nhất của Thiền tông TQ. Tục lệ truyền y bát tiếp tục trên đất nước Trung hoa cho đến tổ thứ sáu là ngài Huệ Năng (638-713), tức là được thêm gần hai trăm năm nữa. Trong phim Tây Du Ký 1986 của đạo diễn Dương Khiết các nhà làm phim cho Đường Tăng mặc chiếc áo cà sa mô phỏng theo bộ tăng già y mà các vị Tổ đã lưu truyền.

Áo cà sa của Đường tăng

Chúng ta cũng thấy bộ y tương tự khoác lên nhục thân bất hoại của Huệ Năng hiện vẫn còn thờ tại chùa Nam Hoa bên suối Tào Khê 曹溪thành phố Thiều Quan 韶关tỉnh Quảng Đông:

Nhục thân bất hoại của Huệ Năng

Đến đời Huệ Năng thì hoàng đế Võ Tắc Thiên có gởi tặng ông một bộ cà sa thêu màu tím (tứ tử cà sa 賜紫袈裟 kasaya) rất đẹp và quý giá.

Cà sa màu tím thêu do Võ Tắc Thiên ban tặng Huệ Năng

Phái Thiền của Huệ Năng phát triển như một ngọn đuốc chói sáng, có hơn 33 người ngộ đạo dưới sự dẫn dắt trực tiếp của Huệ Năng, trong đó có : Nam Nhạc Hoài Nhượng (南嶽懷讓 677-744), Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思 660-740), Nam Dương Huệ Trung (南陽慧忠 675-775), Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺 665-713), Hà Trạch Thần Hội (荷澤神會 670-762).

Thế hệ kế tiếp trong đời nhà Đường và đầu đời nhà Tống cũng đã sản sinh rất nhiều  những vị Thiền sư kiến tánh danh tiếng như  Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一), Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海), Triệu Châu Tòng Thẩm (趙州從諗), Lâm Tế Nghĩa Huyền (臨濟義玄) … về sau chia ra 5 nhánh :

  1. Quy Ngưỡng tông 潙仰宗, do môn đệ của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Quy Sơn Linh Hựu 潙山靈祐 và đệ tử là Ngưỡng Sơn Huệ Tịch 仰山慧寂 sáng lập.
  2. Lâm Tế tông 臨濟宗, do Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền 臨濟義玄 sáng lập.
  3. Tào Động tông 曹洞宗, do hai thầy trò Thiền sư Động Sơn Lương Giới 洞山良价 và Tào Sơn Bản Tịch 曹山本寂 sáng lập.
  4. Vân Môn tông 雲門宗, do Thiền sư Vân Môn Văn Yển 雲門文偃, đệ tử của Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn 雪峰義存 sáng lập
  5. Pháp Nhãn tông 法眼宗, do Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích 法眼文益, môn đệ của thiền sư La Hán Quế Sâm 羅漢桂琛 sáng lập.

Về cách tu hành theo Tổ Sư Thiền, Đạt Ma đã nói rõ trong Đạt Ma Nhị Nhập Tứ Hành Quán「達磨入四行觀」xin nhắc lại để kết luận bài viết :

Hai cách vào đạo, một là dùng lý để vào, hai là dùng thực hành để vào. Dùng lý để vào, đó là Như Lai Thiền. Dùng thực hành để vào, đó là Tổ Sư Thiền. Vậy Tổ Sư Thiền chú trọng dùng thực hành để vào đạo cụ thể là Tứ Hành Quán. Đó là :

一 報冤行 1/Báo Oan Hành (hành động khi gặp oan trái) 經曰: 逢苦不憂,何以故,識達故 Kinh nói : Phùng khổ bất ưu, hà dĩ cố, thức đạt cố. (Gặp khổ không lo, tại sao thế ? Vì hiểu rõ ngọn nguồn)

  隨緣行  2/Tùy Duyên Hành (hành động tùy duyên) 眾生無我,並緣業所轉,苦樂齊受,皆從緣生
Chúng sinh vô ngã, tịnh duyên nghiệp sở chuyển, khổ lạc tề thọ, giai tòng duyên sinh (Chúng sinh vô ngã đều do duyên nghiệp mà hình thành, khổ vui đều xem như nhau, đều là do duyên mà sinh khởi).

 無所求行  3/Vô Sở Cầu Hành (hành động không có lòng mong cầu) 智者悟真,理將俗反,安心無為,形隨運轉  Trí giả ngộ chân, lý tương tục phản, an tâm vô vi, hình tùy vận chuyển (Người trí ngộ được thực tế, lý lẽ trái với thế tục, an tâm không làm theo tư dục, hình tướng tùy duyên nghiệp mà chuyển biến).

四  稱法行 4/Xứng Pháp Hành (hành động tương xứng với pháp) 性淨之理,目之為法  Tính tịnh chi lý, mục chi vô pháp (tính lý của vạn pháp là thuần nhất, vô phân biệt nên mắt (người trí) xem như không có pháp, không có vật gì cả.

Về sau Tổ Sư Thiền còn phát triển những phương pháp thực hành bằng cách tham công án và tham thoại đầu mà thầy Duy Lực đã thuyết giảng rất nhiều rồi nên không cần nói thêm nữa.

Viết bình luận của bạn:
Zalo
Chuyên Gia Tư vấn Tử Vi Phong Thủy Chú Tiến Ngạn